Archive for December, 2015

NẾU ĐÃ ĐẾN PHẦN LAN DU HỌC _ HÃY TIN TƯỞNG VÀO CHÍNH LỰA CHỌN CỦA MÌNH !

December 31st, 2015

Vì sao tiêu đề  bài viết lại nhấn mạnh vào « sự tin tưởng » của bản thân ! Bởi lẽ, du học không phải là chuyện « một sáng một chiều », thích là làm ngay được, học sinh và gia đình rất cần thời gian, và cả sự đầu tư chính đáng : cần thời gian để chọn trường, chọn ngành, đầu tư ôn luyện để đạt được điểm cao của các chứng chỉ về bằng cấp nhằm vào được trường đúng nguyện vọng đã chọn…. Vâng ! Vô vàn nhiều thứ phải lo, hàng ngàn vấn đề phải xem xét. Nhưng quan trọng hơn tất thảy, đó chính là Nước nào là phù hợp nhất cho chính người đi du học !

 

Helsinki Cathedral

Bài viết này tôi không đánh trọng tâm là mình thích nước nào hơn nước nào, hay đơn giản là học nước nào là tốt nhất, tôi chỉ đơn thuần nêu ra những sự đặc trưng của giáo dục của nước đó, và tôi chọn Phần Lan.

Từ trước giờ với chính sách « Miễn 100% học phí » cho bậc Đại học và Thạc Sỹ của đa phần các trường ở đất nước này, sẽ có 3 quan điểm được thành lập

Nhóm thứ nhất : Chọn Phần Lan, Đồng ý là học phí là không tốn một đồng xu, nhưng những người ở nhóm này HOÀN TOÀN TIN TƯỞNG vào sự lựa chọn của mình. Họ có tìm hiểu thật kỹ, nghiên cứu thật sâu về chính tiền và hậu của nền Giáo dục đầy nhân văn này và khi đã ra quyết định, họ sẽ không bị vướng bận bởi các tác động khác.

Nhóm thứ hai : Người ở nhóm này khi chọn Phần Lan vẫn bị tác động nhiều phía. Nửa muốn đi, nửa muốn xem các nước khác như thế nào ! Chỉ là tin tưởng 50% và họ không biết mình đã thực sự lựa chọn đúng chưa ?

Nhóm thứ ba : 100 % họ không tin vào chất lượng giảng dạy của Phần Lan. Có thể họ không tìm hiểu sâu, không hào hứng với đất nước Bắc Âu xinh đẹp này, hoặc nguyên nhân chính, chính vì Miễn 100% học phí mà với quan điểm « Tiền nào của đó », họ đã không đặt hết sự tin tưởng của mình vào đây.

Giải thích cho câu hỏi vì sao tôi chọn Phần Lan để bàn về vấn đề du học ngày hôm nay thì  câu hỏi đặt ra là « Làm sao vẫn khẳng định được chất lượng Giáo dục ở Phần Lan khi học phí cho bậc Đại học được Miễn 100% »

Tôi tìm được một bài viết khá tường tận về Giáo dục Phần Lan, với tựa đề « Huyền thoại giáo dục Phần Lan », tôi tin rằng qua bài viết này, khi chia sẻ với các bạn, phần nào sẽ giúp bạn TIN TƯỞNG hơn vào sự lựa chọn của mình.

Bài báo viết khá dài, và tôi sẽ chọn lọc trọng điểm chủ chốt và tất nhiên sẽ giữ nguyên ý tưởng  mà tác giả muốn truyền lại.

Mở đầu bài viết, tác giả nói ngay đến Kỳ thi PISA (Programme for International Student Assessment)_một chương trình đánh giá học sinh quốc tế mà qua kỳ thi này, « nền giáo dục Phần Lan bắt đầu được dư luận quốc tế quan tâm . Những người làm giáo dục từ khắp nơi kéo đến Phần Lan tìm hiểu kinh nghiệm dạy và học ở xứ này. »

Phần 1 : Triết lý giáo dục đúng đắn

Nếu một nhà lãnh đạo khi điều hành một công ty du lớn hay nhỏ, chỉ có 10 nhân viên hay hàng ngàn nhân viên thì phải đề ra hướng hoạt động xuyên suốt. Giáo dục cũng vậy, và ởPhần Lan, chính phủ vận hành theo tư tưởng khá độc đáo, đó là : «HS và giáo viên: hai chủ thể quan trọng nhất này của nhà trường phải được quan tâm và tôn trọng hết mức »

« Nhiệm vụ của giáo viên là làm cho học sinh có hứng thú học tập, say mê hiểu biết, quan tâm tập thê và xã hội », chứ đừng quá chú trọng về thành tích. Dẫn chứng cụ thể hơn, tác giả đã trích lời của Giáo sư Sahlberg rằng : Họ không tin vào thi cử, và một kì thi duy nhất là sau khi học sinh đã hoàn tất xong 12 năm học. Ưu thế của chế độ Học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải tinh thần cạnh tranh.

Như vậy có thể khẳng định, từ lâu người Phần Lan đã có lập trường riêng và hoàn toàn khác so với nhiều nước. Họ không tổ chức thi cử nhiều, họ chuyên tâm vào việc giảng dạy, vừa kiến thức lẫn kỹ năng sống, không có cạnh tranh thì không xảy ra sự đố kị dẫn đến ganh đua, thù hằn lẫn nhau. Dẫu biết kì thi chỉ có một, nhưng cũng chẳng phải dễ dàng gì vượt qua được, nhưng trên hết, ở lứa tuổi 18-19, học sinh đã có thể suy nghĩ chính chắn hơn và biết mình phải làm như thế nào cho đúng. Một nhà tâm lý từng nói : «  Hôm nay học sinh biết hợp tác với nhau thì ngày mai họ sẽ có năng lực cạnh tranh. » « Muốn giởi cạnh tranh thì trước hết phải biết hết mình, rồi tìm hiểu người khác. Biết mình để tự tin. Biết đối phường là để hiểu được ưu điểm của họ, điều ấy thức hiện được trong quá trình hợp tác với họ, qua đó sẽ có được năng lực cạnh tranh ». Chủ trương của người Phần là Học sinh cần học hỏi lẫn nhau, chỉ sẻ với nhau thành công của mình.

Giáo viên cũng có vai trò quyết định trong sự phát triển lớn lao về giáo dục tại Phần Lan. Ở xứ này, Giáo viên được tôn trọng hết mực, chả có bất kỳ bảng đánh giá hay nhận xét nào cả.Giáo viên, ngay cả bậc tiểu học trở lên đều phải có bằng thạc sĩ trở lên, tuyển sinh rất khắt khe, tỷ lệ đỗ chỉ đạt 10%. Nghề giáo thực sự là nghề cao quý, được xã hội trọng vọng.

Ngành giáo dục thiết lập một hệ thống dựa trên tinh thần trách nhiệm, cho phép giáo viên được quyền tự do nhất đinh trong giảng dạy, được phép lên lớp bình quân 3 tiết/ ngày (so với 7 ngày ở Mỹ) , do đó, có nhiều thời gian để sáng tạo bài giảng truyền cảm hứng cho học sinh

« Một quốc gia không có cơ chế đánh giá hoặc xếp thứ hạng giáo viên và học sinh, không yêu cầu thầy trò tranh vị trí thứ nhất, thế mà lại được cộng đồng OECD xếp hạng có nền giáo dục phổ thông tốt nhất. Khi biết tin này, chính những người Phần Lan rất ngạc nhiên. »

Phần 2 : Giấc mơ bình đẳng giáo dục

Nếu thấy thụt lùi thì cần phải cải tiến, nếu đã cải tiến được thì cần phải phát triển.

Tác giả so sánh giáo dục Phần Lan qua hai thời kỳ, trước và sau thập niên 70 của thế kỷ XX. Trước đó nền giáo dục Phần Lan vẫn còn tình trạng « quản lý tập trung », bất kỳ đứa trẻ 10 tuổi nào cũng đều phải trải qua một kỳ thi, kết quả thi được đánh giá từ 4 đến 10, cứ 4 là trượt. Vì vậy, mà các học sinh thường so kè với nhau, thể hiện đẳng cấp qua điểm số.

Sau này, nhận thức chính sách giáo dục này không tốt, vì vậy mà các nhà chức trách đã không lấy việc điểm số ra làm thước đó học lực nữa,bởi lẽ mỗi người sẽ có những sở trường và thế mạnh khác nhau. Từ thập niên 80, mọi hình thức sát hạch và thi cử, kể cả chế độ thi thống nhất chung cho các trường đều bị hủy bỏ.

Nhà nước cũng đề ra cách tiến hành giáo dục gọi là  GIẤC MƠ PHẦN LAN (The Finish dream). Vì vậy, sự nghiệp giáo dục của họ phát triển liên tục, bền vững suốt 40 năm nhờ việc không phân biệt con nhà giàu hay nhà nghèo, con người da trắng được học tốt hơn con em người da màu.

Tác giả nhấn mạnh : « Ít thấy nước nào có được giấc mơ giáo dục đẹp như thế, nó kích động lòng người và gợi mở bao ý tưởng tuyệt vời, nó giúp thu hẹp đến mức tối thiểu sự khác biệt giữa trường và khoảng cách giữa HS kém nhất với HS giỏi nhất, giảm đáng kể ảnh hưởng của địa vị kinh tế-xã hội của phụ huynh đối với HS. »

Và giấc mơ đó đã thành hiện thực từ rất lâu và cho đến bây giờ, chính phủ Phần Lan vẫn không ngừng duy trì và lan rộng nền tảng quý báu đó.

Phải thay đổi tư duy nếu muốn học được gì từ giáo dục Phần Lan

« Tư duy giáo dục của người Phần Lan rất độc đáo », tác giả bình luận.

Khác xa lối học Phương Đông, trường « chuyên », lớp « chọn » là nhất, học dồn học nén. Phụ huynh Á Đông thích con vào trường nổi tiếng, bắt con học từ lúc còn nhỏ với tâm lý học trễ thì sẽ không theo kịp chúng bạn, kiến thức sách vở vẫn còn nhiều thứ để học trong khi kỹ năng thực hành lại bị hạn chế. « Học sinh chấp nhận mọi kiến thức được dạy mà không dám nghi ngờ hay phản biện »

Người Phần Lan cho rằng « Đinh hướng trẻ em không để con thua kém ngay từ vạch xuất phát là có hại cho sự trưởng thành của chúng…. Học tập đáng lẽ ra là niềm vui nhưng lại trờ thành gánh nặng, thành nỗi lo âu, thậm chí là sợ hãi…. Quá nhấn mạnh giáo dục ngay từ khi trẻ còn nhỏ, nóng vội nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho trẻ thực ra là cách làm mâu thuẫn với chính lời của cổ nhân Trung Quốc:  Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người 5, coi giáo dục là việc lâu dài, cần hết sức nhẫn nại chờ đợi. Đời người là cuộc chạy marathon, chỗ nào, lúc nào cũng là vạch xuất phát, phải học suốt đời thì mới giỏi, người dẫn đầu lúc mới xuất phát chưa chắc đã là người về nhất sau chót.

Người Phần Lan không vội vàng bắt lũ trẻ học quá căng thẳng mà dần dần từng bước gợi mở ở chúng lòng ham học, ham khám phá, ham sáng tạo chứ không ham thành tích, ham điểm số cao, thứ hạng cao. »..

Cái chính vẫn là muốn tập trung vào tư duy giáo dục ở Phần Lan, để từ đó, người đọc có thể phần nào hiểu được « Không phải Miễn 100% học phí là Phần Lan yếu kém hay thua tụt so với các nước bạn trong con đường « đào tạo người tài » mà là tư duy giáo dục của người Phần lan khác hơn so với những nước khác. Khác chứ không khẳng đinh là tốt hơn hay thua kém hơn.

Như những dẫn chứng  đã nêu ở trên,  nếu như một khi bạn đã chọn Phần Lan sẽ là nơi bạn thu nhận kiến thức, học tập và nghiên cứu, thì hãy chắc chắn rằng Bạn đã lựa chọn ĐÚNG và ĐẶT NIỀM TIN vào sự lựa chọn của mình.

Tham khảo bài viết : Huyền thoại Phần Lan
Tác giả : Hồ Anh Hải – báo Tia sáng