Archive for March, 2014

Chính phủ Phần Lan tiếp tục miễn học phí cho sinh viên đến từ các nước ngoài khối EU

March 27th, 2014

(Nguồn: MTV, kênh truyền hình Phần Lan)

Cắt giảm chi phí hỗ trợ giáo dục cũng là một trong các vấn đề chính phủ Phần Lan đưa ra thảo luận trong năm nay. Nhưng có lẽ với ý nghĩ giáo dục bình đẳng cho mọi người, chính phủ Phần Lan đã quyết định không cắt giảm nguồn chi phí giáo dục. Hội sinh viên tại Phần Lan đã rất vui mừng khi chính phủ Phần Lan tuyên bố sẽ tiếp tục MIỄN HỌC PHÍ TẤT CẢ CÁC SINH VIÊN đại học và sau đại học tại Phần Lan dù đến từ các nước trong hay ngoài Châu Âu. Hội sinh viên khá bất ngờ khi biết chính phủ nước này cũng đang thảo luận về việc thu học phí cho cả sinh viên trong khối Châu Âu bao gồm Phần Lan, chứ không riêng gì các nước khác.

1186365

Giáo dục Phần Lan luôn dẫn đầu thế giới.

March 17th, 2014

Nền giáo dục Phần Lan được đánh giá là tốt nhất thế giới. Học sinh nước này luôn đứng đầu về khoa học và khả năng đọc viết và ở trong top đầu của kết quả thi trắc nghiệm PISA.

Năm 2011, nhà làm phim nổi tiếng Robert Compton cùng Giáo sư nghiên cứu về giáo dục của Đại học Harvard đã làm một bộ phim tài liệu về nền giáo dục ấn tượng của nước này. Bộ phim có tựa đề “The Finland Phenomenon: Inside The World’s Most Surprising School System” (tạm dịch: Hiện tượng Phần Lan – Bên trong hệ thống trường học đáng ngạc nhiên nhất trên thế giới). Sau đây là những lý giải mang đến sự thành công cho nền giáo dục Phần Lan:

Đảm bảo một nền giáo dục “công bằng”

Chủ tịch Hội đồng giáo viên Phần Lan cho biết: “Tất cả trẻ em dù ở thành phố hay nông thôn đều phải được hưởng sự giáo dục như nhau. Mỗi công dân đều phải có quyền hưởng nền giáo dục tốt nhất”.

Thậm chí ngay cả những học sinh, sinh viên tật nguyền, thiểu năng thì vẫn được tạo điều kiện để có cơ hội học tập như các bạn đồng lứa.

Theo nghiên cứu thống kê của PISA, các học sinh Phần Lan có độ chênh lệch kiến thức rất nhỏ, các học sinh có năng lực yếu đều được tạo cơ hội để vươn lên.

Giáo viên phải có trình độ tối thiểu là thạc sỹ

Chất lượng giảng dạy là nhân tố tạo nên thành công cho giáo dục. Tại Phần Lan, nghề giáo viên được xem là nghề cao quý và được xã hội trân trọng. Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên của nước này rất kỹ càng và khắt khe.

Ví dụ năm 2008, Phần Lan có 1.258 có sinh viên tốt nghiệp đăng ký khóa đào tạo giáo viên tiểu học nhưng chỉ có 123 người (9,8%) được nhận và mỗi giáo viên phải có học vị tối thiểu là thạc sỹ. Giáo viên Phần Lan được đánh giá là có tính chuyên nghiệp rất cao trong giảng dạy và nghiên cứu.

Giáo viên được tự do sáng tạo trong phương pháp giảng dạy

Tại Phần Lan, giáo viên được trao trọn niềm tin trong công tác giảng dạy, họ được tự do áp dụng phương pháp riêng, tự xây dựng giáo án và có quyền chủ động lựa chọn sách giáo khoa. Khi đứng lớp, giáo viên không bị thanh tra hoặc bị đánh giá thường xuyên.

Anh Omaia Zakik, giáo viên tiếng Pháp và Anh tại Espoo, thành phố lớn thứ hai tại Phần Lan cho biết: “Chúng tôi có nhiều tự do trong việc giảng dạy. Tôi tự lựa chọn sách giáo khoa và phương pháp dạy. Không có ai chỉ đạo và giám sát tôi cả”.

Bà Kristiina Kumpulainen, Giáo sư về giáo dục tại Đại học Hensiki nói: “Các giáo viên phải tự tìm hiểu xem phương pháp nào hiệu quả nhất. Dậy học không chỉ là một nghề mà là một ngành khoa học”.

Dạy để học chứ không phải để thi

Giáo dục Phần Lan coi trọng việc truyền đạt và dạy kiến thức cho học sinh hơn là gây áp lực bằng các cuộc thi cử hay khảo sát trình độ. Giáo sư Pasi Sahlberg, công tác tại Bộ giáo dục và văn hóa Phần Lan cho biết: “Chúng tôi dạy trẻ học kiến thức chứ không dạy trẻ học cách để thi. Trong 12 năm, học sinh chỉ có một kỳ thi duy nhất trước khi vào đại học. Nhờ thế thầy và trò có nhiều thời gian để dạy và học những gì họ ưa thích”.

Ông nhấn mạnh: “Ưu điểm của phương pháp học tập ở Phần Lan là ươm trồng tinh thần hợp tác chứ không phải là tinh thần cạnh tranh. Chúng tôi không muốn học sinh sau này sẽ cảm thấy sợ hãi khi bước vào xã hội đầy cạnh tranh”.

Không giống như các hệ thống giáo dục khác, Phần Lan không kiểm tra gắt gao, không áp dụng những giáo trình khổng lồ hay phải học thêm ngoài giờ. Học sinh Phần Lan hoàn toàn học ở trường công, học trễ tuổi hơn (7 tuổi) và chỉ học 30 giờ mỗi tuần, kể cả bài tập về nhà (Học sinh Hàn Quốc học 50 giờ một tuần).

Không nhất thiết phải ở trong sách giáo khoa, kiến thức nằm ngay trong cuộc sống

Học sinh Phần Lan thường được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, thậm chí ngay cả trong mùa đông lạnh giá. Những giờ học ngoại khóa khiến cả thầy và trò đều phải sáng tạo khi không có giáo trình cụ thể, chính xác. Cách dạy này giúp học sinh thích thú và không ngừng khám phá, từ đó tìm hiểu kiến thức nhanh và sâu hơn so với việc học trong sách giáo khoa truyền thống.

Thay vì lý thuyết hay nghiên cứu, các giáo viên Phần Lan thường tập trung dạy những kỹ năng thực tiễn như đọc, toán và khoa học ứng dụng gần gũi với cuộc sống. Cô Kirsti Santaholma, giáo viên tiếng Pháp tại trường Itakeskus, Hensiki, nói: “Chúng tôi cố gắng làm cho học sinh tự tìm thông tin riêng hơn là học từ sách giáo khoa. Tự tìm thông tin mới thực sự là học”.

Đến trường để học, không phải để điểm danh

Các giờ học ở Phần Lan có không khí học tập rất sinh động và thoải mái. Ngoài việc học sinh không phải đến trường học thêm, học phụ đạo mà còn hoàn toàn không bị điểm danh. Giáo viên Richard Cousins nói: “Quá nhiều áp lực sẽ khiến học sinh thụ động. Học sinh luôn có trách nhiệm và tự trọng vì chúng tôi cho học sinh tự do, không cần diểm danh”.

Không thay giáo viên liên tục

Tại Phần Lan, mỗi giáo viên thường theo một lớp trong thời gian dài để giáo viên và học sinh thực sự gắn bó và hiểu nhau. Thầy cô cũng có thể biết điểm yếu, khó khăn riêng của từng học sinh để bù đắp kiến thức.

Hai giáo viên dạy một lớp

Chia sẻ về việc này, giáo viên Kangasvieri chia sẻ: “Chúng tôi có thể hỗ trợ rất tốt cho nhau. Phối hợp giảng dậy là điều tốt nhất”.

(Nguồn: Trí Việt)

Với nền giáo dục tốt nhất. Hiện nay việc du học Phần Lan đang phổ biến cho các du học sinh Việt Nam.

Phần Lan và Việt Nam

March 10th, 2014

40 năm quan hệ ngoại giao

Chính phủ Phần Lan chính thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 28 tháng 12 năm 1972. Thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường giữa hai chính phủ được công bố ngày 25 tháng 1 năm 1973, hai ngày trước khi Hiệp định Paris về kết thúc chiến tranh và khôi phục hoà bình ở Việt Nam được ký kết.

Năm 1973, Chính phủ Phần Lan cũng quyết định đưa Việt Nam vào danh sách những nước đối tác lâu dài trong chương trình hợp tác phát triển của Phần Lan. Quyết định này nhanh chóng được thể hiện bằng hành động cụ thể. Đại sứ quán Phần Lan tại Hà Nội mở cửa năm 1974. Phần Lan khẳng định quan hệ với Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau khi Việt Nam thống nhất đất nước năm 1975. Năm 2013, hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao bằng nhiều sự kiện tổ chức trong năm.

Hợp tác phát triển được coi là nền tảng của mối quan hệ

Ngay sau khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, Phần Lan và Việt Nam đã tiến hành thảo luận về hỗ trợ phát triển dài hạn. Từ 1979 đến 2012, Phần Lan đã hỗ trợ Việt Nam khoảng 260 triệu euro, gồm cả khoản viện trợ trị giá 7.5 triệu euro năm 2012. Tổng kinh phí viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi của Phần Lan trong năm 2012 lên tới 22.2 triệu euro.

Hiện giờ, Phần Lan tập trung hỗ trợ Việt Nam hai lĩnh vực: 1) quản lý tài nguyên thiên nhiên và biến đổi khí hậu và 2) xã hội tri thức. Ba chương trình chính đang triển khai tại Việt Nam gồm các lĩnh vực cung cấp nuớc và vệ sinh môi trường, lâm nghiệp và xã hội tri thức. Việt Nam đã trải qua quá trình tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ấn tượng, vì vậy hợp tác phát triển của Phần Lan với Việt Nam sẽ giảm dần trong những năm tới, và hai nước đang dần chuyển đổi sang các hình thái hợp tác mới.

Quan hệ Thương mại và Đầu tư

Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Phần Lan và Việt Nam còn khá khiêm tốn. Thương mại hai chiều song phương giữa hai nước xấp xỉ 212 triệu euro năm 2012. Tuy nhiên, đã có sự gia tăng rõ rệt về thương mại những năm gần đây, với việc xuất khẩu của Phần Lan sang Việt Nam tăng 13% và xuất khẩu của Việt Nam sang Phần Lan tăng 18% từ năm 2011.

Thúc đẩy thương mại và đầu tư hai chiều là mục tiêu chung của Phần Lan và Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cùng với cải cách cơ cấu kinh tế của Việt Nam, là cơ sơ tốt để phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước. Việc trở thành thành viên của WTO đã tăng thêm sức hấp dẫn của Việt Nam như là một đối tác thương mại và đầu tư.

Đại sứ quán Việt Nam tại Helsinki

Việt Nam đã mở ĐạI sứ quán của mình tạI Helsinki cuốI năm 2005. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong việc củng cố mốI quan hệ giữa hai nước, đăc biệt trong lĩnh vực thương mạI và đầu tư.

Địa chỉ liên hệ:

Embassy of Vietnam in Finland (ĐạI sứ quán Việt Nam tạI Phần Lan)
Kulosaarentie 12, 00570 Helsinki

Tel. (+358 9) 622 9900 
Fax. (+358 9) 622 99022
Mobile: 050 544 8803/04
050 544 8804
Email: vietnamfinland@gmail.com
Trang web: www.vietnamembassy-finland.org/en

Giờ làm việc: từ thứ Hai đến thứ Sáu: sáng từ 9 – 12 giờ, chiều từ 14 – 17 giờ.

(nguồn: finland.org.vn)