Archive for November, 2009

Helsinki, thành phố nổi tiếng của Phần Lan

November 26th, 2009

Đến với thủ đô Helsinki, bạn có cơ hội tới thăm những bảo tàng cổ kính, những công trình kiến trúc bậc nhất châu Âu. Năm 2000, Helsinki được công nhận là thành phố văn hóa nổi tiếng của châu Âu.

Nếu bạn là người cho rằng cuộc đời luôn diễn ra theo vòng tuần hoàn hết ngày rồi lại đến đêm, thì ở Helsinki, quy luật ấy tự nhiên ấy lại không ứng nghiệm. Bởi tháng 7, tháng 8 hàng năm, ban đêm tại Helsinki luôn diễn ra trong tình trạng “chạng vạng”.

Thành phố “chạng vạng”

Cũng như nhiều nước châu Âu, Phần Lan được hưởng sự giao mùa, đặc trưng là một mùa hè ấm áp nhưng ngắn ngủi, một mùa đông tuyết phủ, kéo dài.

Mùa hè là khoảng thời gian rất thú vị để du lịch Helsinki hay bất cứ nơi nào khác trên bán đảo Scandinavia. Bởi vào thời điểm này, Helsinki luôn sôi nổi với những lễ hội kéo dài cùng với những kỳ nghỉ vui vẻ như tạm biệt sáu tháng mùa đông lạnh giá.

Nửa đêm thường là khoảng thời gian cho những bữa tiệc. Nhưng lạ chưa kìa, buổi đêm ở Helsinki lại vô cùng vắng lặng. Điều này không mấy khó hiểu bởi nhắc tới Phần Lan, người ta không nhắc tới những bữa tiệc đêm. Tại sao vậy?

Du khách đến với Phần Lan có thể cảm thấy khó ngủ trong những tháng mùa hè, đặc biệt ở phía Bắc, nơi mà mặt trời có thể ngự ở đường chân trời trong vài tuần liền. Từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 8 hàng năm, mặt trời không lặn trên hòn đảo Svabard thuộc quần đảo Nauy, mà thành phố Helsinki lại nằm trên đỉnh phía Nam của Phần Lan, không đủ gần xích đạo để có thể chứng kiến cảnh tượng mặt trời lặn. Và vì vậy, ban đêm của thành phố này diễn ra trong tình trạng chạng vạng, thay vì một màn đêm bao phủ.

Hơn nữa, Helsinki cũng nằm quá gần phía Bắc nên sự chuyển dịch của ngày này sang ngày khác diễn ra trong khoảng thời gian cực ngắn. Vì vậy, thời gian ‘chạng vạng’ ở đây sẽ chỉ vào khoảng 3 tiếng đồng hồ (từ 11h đêm đến 2h sáng). Và cái gọi là “đêm” sẽ kết thúc vào lúc 3h sáng.

Chính vì điều đặc biệt này, mà bức ảnh đầu tiên của bài viết này là thánh đường Tuomiokirkko của Helsinki được chụp vào lúc 5h sáng hôm 18 tháng 6 – 2 ngày trước ngày dài nhất của năm.

Thành phố văn hóa của châu Âu

Picture2

Nằm nép mình trên vịnh Phần Lan (thuộc biển Baltic), Thủ phủ Helsinki được xây dựng để bảo vệ bến cảng khi Helsinki vẫn nằm dưới ách cai trị của Thụy Điển. Nhưng giờ đây, Helsinki không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của Phần Lan mà còn là một thành phố du lịch nổi tiếng của châu Âu với những bảo tàng cổ kính, những công trình kiến trúc vào bậc nhất châu Âu.

Nơi đầu tiên mà bạn nên ghé thăm trong hành trình khám phá Helsinki chính là đại lộ đầy lá rụng Esplanadin Puisto. Nơi đây còn gọi là một “Champs Elysees của Paris” thu nhỏ. Từ đây, bạn có thể ngắm tượng Amanda được làm bằng đồng hình một người con gái tay chống cằm xung quanh là đầu 4 chú hải cẩu ngay trong trung tâm chợ. Đây được coi là biểu tượng của Helsinki

Bạn cũng nên ghé thăm những danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác của Helsinki như giáo đường Uspenski. Đây là một giáo đường lớn nhất Bắc Âu. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua Phủ Tổng thống nằm ở phía Bắc thủ đô Helsinki. Tòa nhà này từng là hoàng cung của Sa Hoàng, sau khi Phần Lan giành được độc lập thì nó trở thành Phủ Tổng thống.

Nếu bạn là fan hâm mộ các bảo tàng và văn hóa nghệ thuật, thì tại Helsinki, bạn có thể tới Nhà hát quốc gia Finnish, bảo tàng quốc gia Phần Lan hay bảo tàng nghệ thuật Ateneum nơi lưu giữ bộ sưu tập nghệ thuật lớn nhất đất nước. Tới đây bạn sẽ hiểu tại sao năm 2000, Helsinki trở thành thành phố văn hóa nổi tiếng của châu Âu.

Bên cạnh đó, để tìm những phút thư giãn sau những hành trình du lịch mệt mỏi, bạn có thể dừng chân tại trung tâm xông hơi gần bên bờ biển như trung tâm xông hơi Kotiharjun năm ngay trung tâm Helsinki hay các trung tâm sauna khác trên bờ biển Hietaniemi. Người Phần Lan thường thích nhảy xuống biển sau khi xông hơi tại một phòng sauna.

Tuy nhiên, điều hấp dẫn nhất của Helsinki chính là sức trẻ của thành phố này. Là một thành phố trẻ, Helsinki chỉ vừa mới tổ chức lễ kỷ niệm 500 năm ngày thành lập (thành phố này được thành lập bởi Thụy Điển vào năm 1550).

Thời điểm này đang là thời gian lý tưởng để khám phá vẻ đẹp của thành phố ‘chạng vạng’ này. Khí hậu ấm áp, thiên thiên nhiên ôn hòa đã biến Helsinki trở thành một bức tranh đẹp với nắng, gió, sự rộng mở và những xe điện chay dọc theo những con đường trải đá cuội.

(Nguồn: toquoc.gov.vn)

Phần Lan, Helsinki vào hạ

November 26th, 2009

Hình ảnh rực rỡ về đường phố và các công trình kiến trúc của thủ đô Phần Lan. Lý do tại sao mỗi năm có hằng trăm sinh viên Việt Nam đi du học Phần Lan.

(Nguồn VnExpress)

Con đường bên vườn hoa Trung Tâm rợp bóng cây xanh.

Hai bức tượng đặc trưng của ngành đường sắt Phần Lan. Ảnh chụp tại nhà ga trung tâm Helsinki.

Phòng sauna bên bờ biển. Người Phần Lan có thú vui là nhảy xuống biển sau khi tắm sauna.

Thật thú vị khi căng buồm lướt sóng dưới ánh nắng ấm áp của mùa hè.

Toàn cảnh khu cảng Helsinki nhìn từ xa. Rất nhiều du thuyền lớn bé tấp nập ra vào cảng.

Tòa nhà quốc hội Phần Lan tại Helsinki.

Nhà thờ Lutheran tại trung tâm Helsinki, được xây từ năm 1832 đến 1850. Hằng năm, nhà thờ đón tiếp khoảng 350.000 khách du lịch tới thăm quan.

Helsinki có rất nhiều khu để người dân di dạo, như các vườn hoa rợp bóng cây xanh.

Nhà thờ Uspenski được thiết kế bởi kiến trúc sư người Nga Alexey Gornostaev. Đây là một tòa nhà bằng gạch đỏ, được xây dựng từ năm 1862 đến năm 1868.

Quang cảnh đường phố Helsinki nhìn từ vườn hoa trung tâm

Du học Phần Lan: Danh sách các trường Đại học

November 17th, 2009

Đại học Kinh tế Hanken

Hanken là trường đại học chuyên đào tạo các lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh. Các thế mạnh của trường là các ngành học thuộc tài chính và thống kê, quyền sở hữu trí tuệ, quản lý và tổ chức, quản trị thương mại dịch vụ và tiếp thị. Đại học Hanken là một trong số những trường kinh tế hàng đầu ở khu vực Bắc Âu, trường cũng có mối liên hệ mật thiết và sâu sắc tới giới kinh doanh trên thế giới. Đại học Hanken hiện có 8 chuyên ngành đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh.

Đại học Kỹ thuật Lappeenranta

Lappeenranta là trường đại học chuyên sâu đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và kinh tế. Thế mạnh của trường là đào tạo kỹ sư các chuyên ngành lâm nghiệp, hợp kim, điện tử, năng lượng, kinh tế, công nghệ thông tin, truyền thông. Chương trình giảng dạy tại trường đạt chất lượng tốt như ở Nga, bởi vì, cơ sở của trường tọa lạc gần biên giới giữa EU và Nga.

Đại học Kinh tế Turku

Đại học Kinh tế Turku (TSE) là một trong số các học viện đào tạo về khoa học kinh tế lớn nhất ở Phần Lan. Các chuyên ngành đào tạo của trường rất đa dạng, từ kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính và cả ngoại ngữ. Sinh viên của trường sẽ được hưởng thụ một môi trường học tập đạt chất lượng khoa học tiên tiến nhất.

Đại học Helsinki

Đại học Helsinki là ngôi trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất ở Phần Lan hiện nay. Trường giảng dạy hầu hết các chuyên ngành chính thuộc về khoa học, ngoại trừ khối kinh tế và các ngành kỹ thuật. Trường đồng thời cũng là một trung tâm nghiên cứu mạnh. Điểm nhấn của trường nằm ở các phát minh mới đa dạng dựa trên những nghiên cứu cơ bản. Việc giảng dạy ở đại học Helsinki chuyên sâu theo hướng nghiên cứu, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về giảng dạy của hệ thống các trường khối Châu Âu.

Đại học Jyväskylä

Khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn, khoa học thể chất và sức khỏe là các chuyên ngành chính được đào tạo tại Đại học Jyväskylä. Trường hiện có 15 chuyên ngành đào tạo quốc tế cùng những trung tâm nghiên cứu đa chức năng với tiêu chuẩn giảng dạy tiên tiến nhất.

Đại học Lapland

Tọa lạc ở vùng Rovaniemi nằm trên Vòng Bắc cực, đại học Lapland thuộc hệ thống các trường đại học ở cực Bắc của Phần Lan và Liên hiệp Châu Âu. Một trong số những thế mạnh của trường là những ngành học nghiên cứu có liên quan đến vùng phía Bắc và Vòng Bắc Cực, tập trung về những biến đổi của môi trường và khí hậu toàn cầu, khả năng chống chịu, phát triển đời sống của người bản xứ và luật môi trường.

Đại học Oulu

Oulu là một trong số các trường đại học lớn nhất ở Phần Lan. Các ngành học chính của trường là về công nghệ thông tin và truyền thông không dây, công nghệ sinh học, y học phân tử và những ngành học về môi trường và điều kiện sống ở vùng cực Bắc. Đại học có mối liên hệ mật thiết với giới công nghiệp và thương mại. Những nghiên cứu mang tính ứng dụng và phát triển của trường là nền tảng cho các phát minh và sáng kiến có tính khả thi cao. Những công trình nghiên cứu của trường rất đa dạng các ngành nghề.

Đại học Tampere

Đại học Tampere chuyên nghiên cứu về lĩnh vực khoa học cộng đồng, các ngành học của trường tập trung chủ yếu vào các hiện tượng đặc trưng trong xã hội, sự hình thành xã hội công dân, nền kinh tế, chính phủ và văn hóa cũng như các chế độ y tế công, phúc lợi xã hội và giáo dục. Trường được trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại và linh hoạt, sẽ hỗ trợ tối đa cho quá trình học tập của sinh viên.

Đại học Turku

Các ngành học như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, khoa học xã hội, văn hóa học và văn hóa Baltic States là những ngành đào tạo mũi nhọn và danh giá của Đại học Turku. Xuất phát điểm từ những nghiên cứu cơ bản, sinh viên sẽ từng bước hấp thụ những chương trình đào tạo mang tính ứng dụng và thực hành cao, nhằm đáp ứng những nhu cầu của toàn xã hội và việc kinh doanh trong tương lai. Đại học Turku là một thành viên của Coimbra Group, mạng lưới các trường đại học có uy tín của Châu Âu.

Đại học Åbo Akademi

Đại học Åbo Akademi đặc trưng bởi diện tích nhỏ bé của nó, mối liên hệ tốt đẹp giữa giảng viên và sinh viên cùng những ngành học giàu truyền thống và vô cùng linh hoạt. Chương trình giảng dạy tại trường tập trung sâu vào phương thức nghiên cứu với chất lượng tốt nhất. Trường đào tạo cho sinh viên và những học viên sau đại học, đồng thời cung cấp cơ hội nghiên cứu chuyên sâu cho hơn 7.000 sinh viên với 3 khu trường sở tại Åbo, Vasa và Jakobstad. Mỗi năm có khoảng 600 sinh viên quốc tế đến từ 60 quốc gia khác nhau tề tựu về trường để học tập. Đại học Åbo Akademi là đại học hàng đầu, nổi tiếng với các chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực khoa học sinh học, khoa học máy tính, nhân quyền, khoa học vật liệu và các quá trình hóa học.

Vì sao học sinh Phần Lan giỏi nhất? Học bổng du học Phần Lan, nền giáo dục hàng đầu thế giới.

November 16th, 2009

Các học sinh trung học ở Phần Lan mỗi tối mất không tới nửa giờ để làm bài tập về nhà. Ở đất nước này học sinh không bị phân biệt sang hèn, và cũng không có những nghi thức đọc diễn văn từ biệt khi rời trường trung học.
Cũng không có chuông điểm danh và không hề có trường chuyên, lớp chọn. Hầu như chẳng có những kỳ kiểm tra, phụ huynh thì không phải vật vã về trường lớp và trẻ em chỉ đi học khi bước sang 7 tuổi.

Kiến thức là tài nguyên duy nhất
Năng lực học tập khác thường của học sinh Phần Lan trong những năm gần đây đã thu hút các nhà giáo dục từ hơn 65 quốc gia tới thăm Phần Lan chỉ để tìm hiểu những bí mật đằng sau những kỳ tích này, kể cả các quan chức của Bộ Giáo dục Mỹ. Triết lý họ tìm thấy thật đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện: đó là giáo viên cần được đào tạo chuẩn mực và học sinh học tập có trách nhiệm.
Khi còn nhỏ, trẻ em hoạt động nhiều nhưng không cần phải có người lớn luôn kè kè ở bên. Và giáo viên soạn ra các bài giảng phù hợp với học sinh ở từng độ tuổi. “Chúng tôi chẳng có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá cả. Kiến thức là thứ duy nhất mà người Phần Lan có” – bà Hannele Frantsi, một hiệu trưởng, nhấn mạnh đầy vẻ tự hào.
Thế mà về xếp hạng, học sinh trung học Phần Lan luôn đứng đầu thế giới. Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan thi chung với 57 quốc gia khác đã giành được điểm số cao nhất. Học sinh của Mỹ xếp ở hạng trung bình của thế giới ngay cả khi các nhà giáo dục Mỹ đã nhồi nhét cho học sinh mình hàng chồng bài tập về nhà, áp đặt hàng lô tiêu chuẩn và luật lệ.
Học sinh Phần Lan, cũng giống các bạn Mỹ, cũng bỏ ra nhiều thời gian để lướt net. Các em cũng nhuộm tóc, cũng sống phóng túng, thích nghe rap và heavy metal. Thế nhưng tới lớp 9, các em đã vượt xa về kiến thức toán, khoa học và đọc hiểu, và về sau, giống như những người dân Phần Lan khác, luôn trở thành những công dân làm việc hiệu quả nhất thế giới.

Tập trung cho học sinh yếu
Giáo dục Phần Lan đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau ba lần liên tiếp đứng đầu kỳ điều tra của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) gồm 30 quốc gia phát triển của thế giới.
Kỳ điều tra gần đây nhất, đặt trọng tâm vào khoa học, với kết quả được công bố cuối năm ngoái, học sinh Phần Lan đứng đầu về khoa học và đứng ở tốp đầu về toán và đọc hiểu.

Hãy lấy hình mẫu từ Trường Norssi, ở thành phố Jỹsky miền Trung Phần Lan. Nhận xét đầu tiên là phương pháp giảng dạy thoải mái và hướng tới những kiến thức cơ bản. Cô học sinh lớp 9 Fanny Salo luôn đạt điểm A và vì không có lớp dành riêng cho học sinh xuất sắc, nên thỉnh thoảng bôi nguệch ngoạc lên vở của mình trong khi chờ đợi các bạn làm bài. Cô rất hay giúp đỡ các bạn học kém hơn trong lớp. “Có thời gian xả hơi một chút trong lớp cũng thú vị”, Fanny nói.
Các nhà giáo dục Phần Lan tin rằng thành tích trung bình của họ cao hơn là vì tập trung cho học sinh yếu, chứ không phải là chăm lo cho học sinh giỏi để chúng vượt hẳn lên các bạn khác. Lý tưởng mà họ muốn thực hiện là các học sinh xuất sắc có thể giúp các bạn học trung bình mà không làm tổn hại tới thành tích của chính các em.
Trường Norssi hoạt động giống như một cơ sở thực tập, hằng năm có khoảng 800 sinh viên sư phạm thực tập tại đây. Các sinh viên sư phạm thực tập trực tiếp với trẻ và thầy cô giáo giám sát từ xa. Giáo viên bắt buộc phải có bằng thạc sĩ và nghề giáo thì mang tính cạnh tranh cao: một vị trí giáo viên có thể phải cạnh tranh với khoảng 40 đồng nghiệp. Lương của giáo viên Phần Lan tương tự như giáo viên Mỹ nhưng quyền tự chủ cao hơn nhiều.
Các giáo viên của Phần Lan được tự chọn sách giáo khoa và được chủ động soạn bài giảng miễn là hướng theo chương trình chuẩn quốc gia. “Ở hầu hết các nước, giáo dục giống như là một nhà máy sản xuất xe hơi. Ở Phần Lan, giáo viên giống như những doanh nhân – họ năng động và chủ động hơn nhiều” – ông Schleicher, giám đốc phụ trách PISA của OECD có trụ sở tại Paris từ năm 2000, so sánh.
Một lý giải cho thành công của học sinh Phần Lan là tính ham đọc sách. Cha mẹ mới sinh con sẽ được chính phủ tặng một giỏ sách mới, có cả truyện tranh. Một số thư viện nằm luôn trong trung tâm mua sắm và xe buýt chở sách phục vụ tới tận những vùng sâu vùng xa là một nét rất riêng và độc đáo của Phần Lan.

Học sinh ít bị áp lực
Học sinh Phần Lan hầu như không bị áp lực phải vào được các trường đại học hàng đầu và cũng không phải lo lắng phải trả học phí cao để vào được những trường danh tiếng nhất. Giáo dục là miễn phí. Chỉ có sự cạnh tranh dựa vào chuyên ngành của trường, ví như trường y chẳng hạn.
Chính vì không phải cạnh tranh để vào những trường điểm đã cho phép học sinh Phần Lan được hưởng một tuổi thơ ít bị áp lực hơn. Trong khi đó các phụ huynh ở Mỹ phải vật vã để đưa bằng được con cái vào trường mẫu giáo tốt, còn trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7, muộn hơn một năm so với trẻ em ở Mỹ.
Thế nhưng khi bắt đầu đi học, trẻ em Phần Lan tự lập hơn nhiều. Trong khi các bậc cha mẹ ở Mỹ phải lo đưa con cái tới trường và đón về nhà hằng ngày và phải thu xếp công việc để đi cùng chúng trong những ngày nhà trường tổ chức đi chơi, dã ngoại, thì trẻ em Phần Lan thường tự làm những việc này không cần cha mẹ hỗ trợ.

Học bổng du học Phần Lan: Trường Đại học Oulu tuyển sinh bậc Thạc sĩ tháng 9.2010

November 5th, 2009

Thành phố Oulu cách thủ đô Helsinki 612km, là một thành phố và đô thị ở  tỉnh Oulu, ở vùng Bắc Ostrobothnia, Phần Lan, ở bên vịnh Bothnia. Đây là thành phố lớn nhất và quan trọng nhất ở bắc Phần Lan, là thành phố lớn thứ 6 ở quốc gia này. Tốc độ tăng dân số của Oulu tương đương với tốc độ tăng của vùng đô thị Helsinki. Oulu đã được thành lập ban đầu năm 1375 và được lập ngày 20 tháng 7 năm 1605 bởi vua Karl IX of Sweden, đối diện với một tòa lâu đài được xây trên đảo Linnansaari. Trong thế kỷ 19, thành phố này đã thành một trung tâm thương mại thịnh vượng . Thành phố này có Đại học Oulu được thành lập năm 1958.

Trường Đại học Oulu là trường Đại học lớn thứ 3 tại Phần Lan. Được thành lập vào ngày 8 tháng 7 năm 1958. Trường có 17 000 sinh viên và  3 000 nhân viên. Riêng khoa kinh tế của trường có khoảng 1 200 sinh viên và  100 nhân viên.

Trường có 3 cơ sở.

1. Cơ sở chính nằm tại Linnanmaa

2. Cơ sở hai nằm tại Kontinkangas, Oulu.

3. Cơ sở ba nằm tại Kajaani.

Khoa Kinh tế sau đại học, trường ĐH Oulu, Phần Lan đã thông báo tuyển sinh bậc Thạc sĩ cho khóa học tháng 9.2010 với các chuyên ngành sau:

  1. Thạc sĩ kinh tế tài chính
  2. Thạc sĩ quản trị tài chính kế toán
  3. Thạc sĩ kinh doanh quốc tế.

Chương trình kéo dài hai năm, bắt đầu từ tháng 9 năm 2010. Ứng viên thành công sẽ được miễn học phí và chi phí nghiên cứu, chỉ trả tiền sinh hoạt 500 euro/ tháng.

Điều kiện:

- Tốt nghiệp đại học cùng ngành.

- Thành thạo tiếng Anh

Thông tin về hồ sơ xin liên hệ:

Trần Yên Chi

TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC EDULINKS

439 Đường Hoàng Văn Thụ – Phường 4 – Quận Tân Bình – TP.HCM
ĐT: (08) 3847 9525 – Fax: (08) 3847 9975

HP: 0908 404397
Email: yenchi.tran@edulinks.com.vn

Webiste: www.duhocphanlan.info


Du học Phần Lan: những ưu điểm và khuyết điểm

November 1st, 2009

Theo thông tin từ đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam thì năm học 2008-2009 đã cấp visa cho 100 bạn sinh viên ở Việt Nam du học Phần Lan. Đây là con số cao nhất trong vòng bốn năm qua khi cách đây bốn năm số lượng sinh viên sang hàng năm chỉ vào khoảng 5, 6 người.

4060592284_52698f9365

Đại diện Edulinks thăm Phần Lan mùa hè 2009

Di động Nokia, hệ điều hành Linux, ông già Noen, mặt trời mọc nữa đêm, những đêm đông tuyết trắng và vừng sáng cực Bắc tuyệt đẹp điều là những hình ảnh gắn liền với đất nước Phần Lan, một trong bốn nước thuộc khối Bắc Âu. Phần Lan với mùa đông kéo dài liên tục 4 tháng và nhiệt độ trung bình dưới 1 độ C thì ai cũng đã biết, Phần Lan còn là vùng đất thiên nhiên xinh đẹp với những cánh rừng và bờ hồ trải dài bao phủ khắp quốc gia. Phần Lan hơi buồn và giá lạnh, nhưng cũng mang trong người hơi ấm của ngọn lửa. Ngọn lửa của khoa học và giáo dục.

Edulinks thăm trường Đại học Kajaani

Đại diện Edulinks thăm trường Đại học Kajaani hè 2009

1. Những ưu điểm khi du học Phần Lan:

  • Ở Phần Lan, từ cấp bậc đại học đến cao học, tất cả đều miễn tiền học phí và cũng vì thế có rất ít có học bổng ở Phần Lan. Chi phí ăn ở thì tính trung bình sống tiết kiệm có thể được 300 Euro 1 tháng. Miễn học phí áp dụng chung cho tất cả bốn nước Bắc Âu nhưng chi phí ăn ở có thể là sẽ khác, trong đó Phần Lan thì giữ vị trí trung bình và có lẽ mắc nhất là Na Uy
  • Phần Lan cũng như các nước Bắc Âu đều có nền kinh tế và khoa học kỹ thuật phát triển, đặc biệt lĩnh vực giáo dục được đầu tự mạnh hàng đầu.
  • Khí hậu Phần Lan lạnh lẽo nhưng bù lại trong lành và ôn hòa, mát mẻ và nhiên mùa đông thì rất là đẹp.
  • Cơ sở vật chất của các trường ở Phần lan điều được trang bị đầy đủ và hiện đại, môi trường học tập và làm việc cực kỳ tốt, thầy cô thì rất là tốt bụng và tận tuỵ
  • Người dân Phần Lan hiền hòa chất phác nên an ninh xã hội rất là tốt, cũng không có những vấn đề bất ổn nào về tôn giáo, chủng tộc cũng như là tệ nạn .v.v…

2. Những khuyết điểm khi du học Phần Lan:

  • Dân số khá ít (hơn 5 triệu người) vì thế  nên các bạn hãy tham gia vào các hoạt động và phong trào trong lớp học.
  • Mùa đông lạnh lẽo nên các bạn hãy chuẩn bị quần áo thật kỹ vào mùa đông..
  • Từ cấp bật đại học đến cao học đều có chương trình dạy bằng tiếng Anh nhưng không nhiều.

Đại học thì có khoảng 10 ngành: Quản trị du lịch khách sạn, Quản lí công nghiệp, Quản trị hệ thống thông tin, Quản trị cơ sở vật chất, Công nghệ thông tin, Truyền thông, Cơ khí và công nghệ sản xuất, Công nghệ và hóa học, Kỹ sư hậu cần, Kỹ sư công nghiệp

Cao học thì có nhiều ngành mở rộng dạy bằng tiếng Anh hơn.